Rượu hoẵng Hòa Bình đặc biệt - 150k/lit
- Details
- Parent Category: ROOT
- Category: Blogs
- Hits: 201
Đến với bản Sưng (hay còn gọi là xóm Sưng, thuộc xã Cao Sơn, Hòa Bình), du khách sẽ được thưởng thức rất nhiều món ngon đặc trưng của người dân tộc Dao Tiền như thịt chua, cá nướng sông Đà, quả cọ luộc, măng rừng muối chua... Trong đó, có một thức uống đặc sản được dân bản giữ gìn và lưu truyền suốt nhiều đời nay mà du khách nhất định không nên bỏ qua - rượu hoẵng.
Những công dụng của rượu hoẵng
Nghe tên rượu Hoẵng, nhiều người sẽ lầm tưởng rằng món rượu này có liên quan hoặc chiết xuất từ loài hoẵng rừng. Tuy nhiên thực tế không phải vậy. Rượu được nấu bằng gạo nếp nương, sau khi ngâm trong 7-8 tiếng thì đem vớt để ráo nước rồi xôi chín.
Rượu hoẵng được lên men từ xôi nếp nương, thành phần chữa nhiều tinh bột, protein, chất xơ, đường saccarozo, chất béo, vitamin nhóm B1, PP, và các nguyên tố vi lượng canxi, phospho, sắt, các axit fumalic, axit butanedioic…
Rượu hoẵng lên men, không qua trưng cất, men vi sinh giúp kích thích hệ tiêu hoá, tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng đường ruột.
Thành phần chất xơ lớn trong rượu hoẵng có tác dụng giảm lượng cholesterol hiệu quả, từ đó ngăn ngừa nguy cơ bệnh xơ vữa động mạch, tốt cho tim mạch.
Rượu hoẵng cung cấp lượng sắt đáng kể, thành phần quan trọng không thể thiếu trong quá trình tạo máu, bổ máu, tốt cho người suy nhược cơ thể, thiếu máu.
Các thành phần vitamin B1, B2, vitamin C của rượu hoẵng giúp dưỡng da, giảm nếp nhắn, làm chậm quá trình lão hoá da, da sáng và hồng hào.
Xem thêm: Miến dong rối thái tay Sơn La - 130k/kg
Phương thức làm rượu hoãng
Người Dao làm rượu hoẵng bằng cách lấy gạo nếp được ngâm trong 7-8 tiếng, đem vớt ra cho ráo nước cho vào hông (tức là loại chõ to bằng gỗ) để đồ. Khi xôi chín lót lá chuối trên nong (nia) để quạt cho nguội, xong đặt xôi lên trên giá đại hình thù đan kiểu phễu (có đường kính độ 1,2 m) đặt xôi rải đều trên thành phễu, tiếng dân tộc gọi là “Nom tíu dà”. Sau đó rắc men trên xôi, số men tùy theo trọng lượng của gạo đồ xôi, trung bình mỗi kg gạo phải dùng tới 3 quả men. Rồi lấy cả tàu lá chuối rừng hơ lửa chín lá, rửa sạch đậy lên, xếp lá theo hình phễu để qua 3 ngày 3 đêm (mùa hè), còn về mùa đông để dài thêm.
Thường khi có mùi rưượu thơm thì chuyển vào các nồi to và cho nước sôi để nguội vào ngập xôi đã ủ men. Đậy kín và để thời gian ủ rượu có nước tới 4 ngày đêm, tiếng dân tộc gọi là “Ghịa túi”. Sau thời gian này, kiểm tra và múc ra uống thử, thơm, ngọt gần giống như rượu nếp cái của miền xuôi, tiếng dân tộc gọi là “Hốp tiu nhân...”, ý dịch ra là uống rượu sống. Tiếp sau đây mới gọi là rượu chín. Đã qua các bước trên, đến giai đoạn nướng rượu, trước khi đem nướng rượu, gia chủ nhờ thêm người làng (phải là người khéo tay, sạch sẽ) đến lọc hộ bã rượu ra, loại bã rượu này thường cho vào chum vại sạch để dùng làm thực phẩm nấu ăn, cũng là một món ăn đặc sản của dân tộc như: nấu bỗng rượu hoãng với cua núi, các loại thịt rừng khô, bỗng rượu nấu cá suối…
Tại sao rượu hoãng lại trong vắt và vàng óng thơm ngon? Đó là nhờ một công đoạn quan trọng là đem rượu “nướng” bên bếp lửa than hồng. Bà con xưa nay còn chọn một loại vỏ cây khô để nướng rượu, tiếng dân tộc gọi là “Quá pe sé đốp tài liếu púa tíu”. Các vò rượu được nướng vần bên bếp than hồng đến khi rượu sôi thì giảm than hồng. Ngày hôm sau mới bê để gọn ở gian giữa nhà gọi là “Anh tíu an úa kên...”. Ngày xuân về, tết đến đem ra mời khách.
Hết thời gian ủ rượu, đem ra kiểm tra, uống thử có mùi thơm, ngọt gần giống với rượu nếp cái miền xuôi. Lúc này, sản phẩm thu được chỉ là rượu sống, vẫn phải trải qua giai đoạn nấu chín.
Video tham khảo:
Quý khách muốn đặt mua hàng vui lòng liên hệ:
Hotline/Zalo: 0964.346.255 hoặc 0988.999.525.
Tại Hà Nội: Phòng 2817, Chung cư số 349 Vũ Tông Phan, Thanh Xuân, Hà Nội (vui lòng liên hệ trước khi đến).
Tại Sài Gòn và các tỉnh miền Nam: 638 Phạm Văn Bạch, Gò Vấp, TP.HCM.
Tại Bắc Ninh là: 23 Lương Thế Vinh, phường Ninh Xá, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.